Chăm Sóc Tóc

Kiềm Dầu Là Gì? Biện Pháp Khắc Phục Tóc Bết Dầu

Kiềm dầu là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc da (chủ yếu là da mặt và da đầu) để mô tả quá trình kiểm soát sản xuất dầu tự nhiên trên da. Da thường sản xuất dầu để duy trì độ ẩm và bảo vệ da khỏi tác động của môi trường. Tuy nhiên, khi da sản xuất quá nhiều dầu, có thể dẫn đến tình trạng da dầu, gây mụn trứng cá trên da mặt, còn dầu thừa trên da đầu có thể gây ra nhiều vấn đề như tóc bết dính, ngứa ngáy, hoặc gàu.

Tóc bết dầu gây nhiều phiền toái
Tóc bết dầu gây nhiều phiền toái

Việc kiềm dầu da đầu có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội đặc biệt, tinh chất cân bằng dầu, hoặc các phương pháp tự nhiên như sử dụng giấm táo hoặc tinh dầu tràm trà. Nếu bạn đang gặp tình trạng da dầu, tóc bết dầu thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng Label Shine tìm hiểu kỹ nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng tóc bết dầu nhé!

Nguyên Nhân Da Đầu Bị Dầu

Da đầu có các lỗ chân lông nhỏ bên dưới được gọi là tuyến bã nhờn. Bã nhờn là loại dầu tự nhiên rất quan trọng để duy trì sức khỏe của da đầu và mái tóc. Tình trạng da đầu nhờn là kết quả của việc tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Đôi khi, một số yếu tố có thể góp phần sản sinh quá nhiều lượng bã nhờn trên da đầu, từ đó khiến tóc mau bết dính. Những nguyên nhân chủ yếu khiến da đầu nhờn rít bao gồm:

Da đầu dầu làm tóc bết dính, nhiều gàu
Da đầu dầu làm tóc bết dính, nhiều gàu

1. Do Gen di truyền

Các gen quy định gần như đóng vai trò chủ yếu trong việc xác định liệu xem bạn có đang mắc phải da đầu nhờn hay không. Nếu các thành viên trong gia đình bạn cũng gặp tình trạng tương tự thì có nguy cơ cao bạn cũng thuộc tuýp người có da đầu dầu.

2. Gội đầu quá thường xuyên hoặc gội đầu không đúng cách

Chà xát da đầu quá mạnh hoặc lạm dụng gội đầu quá mức có thể làm mất đi hàng rào tự nhiên giúp bảo vệ tóc. Điều này dẫn đến việc các tuyến bã nhờn phải hoạt động tối đa để cố gắng giữ cho da đầu luôn có đủ nước và độ ẩm.

3. Không đảm bảo vệ sinh cho da đầu

Nếu bạn không gội đầu trong thời gian dài hay ngủ trên ga trường, gối đệm lâu ngày chưa được vệ sinh thì có nguy cơ cao da đầu bạn sẽ bám dính đầy bụi bẩn, tạp chất. Bên cạnh đó, nếu các dụng cụ làm tóc không được làm sạch kỹ càng thì khi thoa lên da đầu, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng da đầu bết dính, nhờn rít.

4. Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ ăn nhiều carb, thức ăn cay, dầu mỡ, các loại thực phẩm nghèo nàn về mặt dinh dưỡng thường có liên quan đến vấn đề da đầu nhờn. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên gặp căng thẳng thì rất có thể hoạt động của tuyến bã nhờn cũng tăng cao, từ đó khiến cho da đầu nhờn rít đáng kể.

5. Sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp hoặc kém chất lượng

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc kém chất lượng có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ da đầu, dẫn đến việc mất đi lượng dầu cần thiết, khiến cho tuyến bã nhờn bị sản xuất quá mức.

6. Do thay đổi nội tiết tố

Cơ thể của phụ nữ mang thai, chu kỳ kinh nguyệt không đều, mãn kinh hoặc đang ở tuổi dậy thì đều có sự thay đổi nội tiết tố. Vì thế có thể gây ra hiện tượng da đầu nhờn.

7. Bệnh viêm da tiết bã khiến da đầu dầu

Viêm da tiết bã nhờn thường có xu hướng xảy ra ở những phần da đầu có nhiều tuyến dầu, dẫn đến tình trạng bong tróc da đầu và ngứa. Viêm da tiết bã có thể là kết quả của phản ứng dị ứng hoặc là triệu chứng của tình trạng tự miễn dịch. Đây không phải là một căn bệnh nghiêm trọng và các phương pháp điều trị gàu tại nhà có thể giúp kiểm soát căn bệnh này.

Cách Trị Da Đầu Dầu, Giảm Tóc Bết Dính

Da đầu dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ bụi bẩn ngày càng nhiều và gây rụng tóc. Tuy nhiên, có nhiều loại nguyên liệu giúp bạn giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số nguyên liệu sau:

1. Sử dụng tinh dầu tràm trà

Dầu tràm
Dầu tràm

Với đặc tính kháng khuẩn, dầu cây trà có công dụng ngăn ngừa sự phát triển của nấm và vi khuẩn, từ đó giúp giảm da đầu nhờn và hạn chế sinh gàu. Để sử dụng dầu cây trà, bạn hãy pha loãng dầu tràm trà với các loại tinh dầu dưỡng khác như dầu dừa, dầu argan hoặc dầu ô liu. Thoa một vài giọt lên vùng da đầu bị ảnh hưởng, kết hợp với massage tóc trong vòng 5-7 phút và sau đó gội sạch.

2. Sử dụng giấm táo

Giấm táo
Giấm táo

Từ lâu, giấm táo đã được chứng minh mang tính hữu ích trong việc giảm thiểu cặn sản phẩm bám trên tóc, đem lại cho bạn mái tóc mềm mại và cải thiện tóc xoăn cứng. Để trị da đầu dầu bằng giấm táo, bạn hãy thoa 1 vài giọt lên da đầu và ủ giấm táo lên tóc trong vòng vài phút trước khi rửa sạch mái tóc.

Lưu ý, người mắc bệnh chàm không nên áp dụng cách giảm nhờn da đầu bằng giấm táo, vì có thể gây kích ứng.

3. Sử dụng trà xanh

Trà Xanh
Trà Xanh

Chiết xuất trà xanh thường đem lại hiệu quả trong việc ức chế sản xuất bã nhờn nhờ đặc tính chống oxy hóa. Bạn có thể thoa trà xanh tại chỗ hoặc dùng để xả tóc sau khi gội đầu thì đều giúp cải thiện vấn đề da đầu nhờn.

4. Sử dụng nước chanh

Nước chanh
Nước chanh

Trong chanh có axit tự nhiên giúp kiềm dầu và ngăn ngừa các vấn đề về gàu. Để dùng chanh trị tóc bết, bạn hãy trộn 2 thìa nước cốt chanh vào 1 cốc nước. Sau đó, gội sạch da đầu và mái tóc kết hợp với massage nhẹ nhàng trong vòng vài phút trước khi xả lại tóc.

5. Sử dụng lòng đỏ trứng gà

Mẹo dương tóc bằng mật ong và trứng gà
Mẹo dương tóc bằng mật ong và trứng gà

Lòng đỏ trứng rất giàu hàm lượng lưu huỳnh và protein có tác dụng hữu hiệu đối với da đầu nhờn. Đồng thời, lòng đỏ trứng còn giúp mái tóc thêm chắc khỏe, duy trì sự cân bằng của độ pH để từ đó giảm tiết dầu thừa. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị mặt nạ dưỡng tóc với 1 lòng đỏ trứng gà + 1 muỗng cà phê dầu dừa + 1 vài giọt nước cốt chanh. Thoa đều hỗn hợp này lên da đầu và giữ trong khoảng 20-25 phút. Sau đó, rửa lại tóc thật sạch bằng nước lạnh.

Cho dù bạn có thử bất kỳ cách trị tóc bết dính nào như trên, thì hãy luôn kiểm tra phản ứng của các thành phần đó bằng cách thoa thử lên 1 vùng da nhỏ để đảm bảo không xảy ra kích ứng da đầu.

6. Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc

Hiện tại trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm chăm sóc tóc giúp cải thiện tình trạng tóc bết dầu như dầu gội, dầu xả kiềm dầu, tinh dầu dưỡng tóc, kem ủ tóc…. Tuy nhiện bạn cần phải lựa chọn những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải sản phẩm chất lượng kém có thể làm tổn hại da đầu và tổn hại tóc hơn.

Cách Chăm Sóc Tóc Để Giảm Tình Trạng Tóc Bết Dầu

Để có một mái tóc chắc khỏe, xuôn mượt thì việc chăm sóc tóc hàng ngày đóng vai trò cực kỳ quan trọng, hãy đảm bảo bạn làm đúng theo những cách dưới đây

1. Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học

Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của da đầu. Do đó, bạn cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và chiên xào. Ngoài ra, bạn hãy thử bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega-3 trong chế độ ăn để tăng cường sức khỏe cho da đầu và giảm sự tiết dầu. Kết hợp bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp duy trì mái tóc và da đầu luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

2. Gội đầu đúng cách.

Gội đầu đúng cách
Gội đầu đúng cách

Chỉ khi bạn biết cách gội đầu “chuẩn” thì dầu gội mới phát huy được công dụng loại bỏ bụi bẩn và tế bào chết trên mái tóc. Đầu tiên, bạn hãy lấy 1 lượng nhỏ dầu gội và xoa bóp lên da đầu. Hạn chế dùng móng tay chà xát da đầu ví có thể làm mất đi hàng rào bảo vệ da, khiến da đầu không còn lượng dầu và độ ẩm. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm mua các loại dầu gội có chứa các thành phần này để kiểm soát tình trạng da đầu dầu hiệu quả: Benzoyl peroxide, Natri lauryl sulfat, Selenium sulfide, Natri sulfacetamide, Ketoconazole. Cần tránh dùng dầu gội chứa silicone ví có thể tích tụ trên tóc và khiến cho mái tóc đổ dầu nặng hơn.

3. Xả tóc kỹ lưỡng.

Không xả sạch tóc thật kỹ sau khi gội đầu có thể khiến cho tình trạng da đầu dầu thêm nghiêm trọng hơn.

4. Vệ sinh đồ dùng tóc.

Bụi bẩn và dầu thừa thường bám trên lược chải tóc, lô cuốn,… nếu không được vệ sinh thường xuyên. Do đó bạn nên làm sạch chúng để giảm thiểu lượng dầu nhờn bám trên da đầu khoảng 1 tuần/lần.

5. Không dùng lược chải đầu quá mạnh, hạn chế vuốt tóc.

Tác động mạnh vào tóc và da đầu có thể làm mất đi lượng dầu tự nhiên, góp phần gây nhờn cho cả tóc và da đầu. Nếu tóc khô thì bạn nên chải đầu thường xuyên, còn nếu tình trạng da đầu dầu thì bạn chỉ nên chải tối đa 3 lần/ngày.

6. Tránh sử dụng các thiết bị nhiệt để tạo kiểu tóc.

Lượng nhiệt từ các sản phẩm tạo kiểu tóc không chỉ khiến tóc bạn dễ gãy rụng, mà còn mất đi lớp dầu tự nhiên trên da đầu. Điều này sẽ kích thích da đầu tiết thêm nhiều dầu, làm tóc bạn nhờn rít và còn đem lại cảm giác nặng da đầu.

Chú ý: Nếu bạn đã thử tất cả các biện pháp trên nhưng vẫn không nhận thấy bất kỳ cải thiện nào đáng kể, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Bạn cũng sẽ thích

Back to top button