Ủ tóc là một bước chăm sóc tóc quan trọng nhưng thường bị bỏ qua, nó là bước cuối cùng trong việc chăm sóc tóc bao gồm 3 bước: gội đầu, xả tóc và ủ tóc. Đây là phương pháp cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho tóc, giúp tóc phục hồi từ sâu bên trong, làm mềm mượt và tăng cường độ bóng. Vậy ủ tóc như thế nào là đúng cách? và mang lại hiệu quả chăm sóc tóc tốt nhất? Hãy cùng Label Shine tìm hiểu chi tiết nhé!
I. Ủ Tóc Là Gì?
Ủ tóc là quá trình sử dụng các sản phẩm dưỡng tóc chuyên biệt để cung cấp dưỡng chất cho tóc trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình này giúp tóc thẩm thấu các dưỡng chất, cải thiện tình trạng tóc khô, hư tổn và phục hồi độ ẩm tự nhiên. Có nhiều nguyên liệu để ủ tóc, từ nguyên liệu thiên nhiên như trứng gà, mật ong, chối, bơ… đến những sản phẩm ủ tóc chuyên nghiệp như kem ủ tóc đang rất phong phú và đa dạng trên thị trường. Điều quan trọng là bạn tìm cho mình một nguyên liệu phù hợp với tình trạng tóc hiện tại và có phương pháp thích hợp nhất để chăm sóc tóc của mình.
II. Tại Sao Nên Ủ Tóc
Bạn có biết rằng, mỗi ngày mái tóc phải chịu rất nhiều tác động của môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, gió, nắng,… và các yếu tố bên trong cơ thể như: ăn uống và sinh hoạt không khoa học, tâm lý căng thẳng, thức khuya, dùng chất kích thích,… Những tác nhân này khiến cho tóc bị khô, xơ, rối, gãy rụng, chẻ ngọn,… Không những thế, việc sấy tóc thường xuyên nhưng không đúng cách, quá trình dùng hóa chất tạo kiểu tóc,… cũng làm tăng nguy cơ hư tổn tóc. Khi đó, ủ tóc đúng cách chính một trong những phương pháp hiệu quả để tóc có thêm dưỡng chất, khỏe và mềm mượt hơn. Việc ủ tóc đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:
- Phục Hồi Tóc Hư Tổn: Tóc thường bị hư tổn do tác động của nhiệt, hóa chất từ thuốc nhuộm, uốn, duỗi. Ủ tóc giúp tóc phục hồi, giảm gãy rụng và chẻ ngọn.
- Dưỡng Ẩm: Tóc khô thiếu độ ẩm dễ dẫn đến tình trạng xơ rối, khó tạo kiểu. Ủ tóc giúp cung cấp độ ẩm, giúp tóc mềm mượt hơn.
- Tăng Độ Bóng: Các dưỡng chất trong sản phẩm ủ tóc giúp tóc bóng khỏe, tạo cảm giác dày dặn và đầy sức sống.
III. Những Nguyên Liệu Ủ Tóc Cơ Bản
Bạn có thể rất nhiều nguyên liệu để ủ tóc từ nguyên liệu tự nhiên đến những sản phẩm công nghiệp phục vụ cho việc ủ tóc.
1. Nguyên Liệu Tự Nhiên
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như bơ, mật ong, dầu ô liu, trứng… để làm mặt nạ ủ tóc tại nhà. Phù hợp với những ai ưa chuộng phương pháp làm đẹp tự nhiên.
2. Nguyên Liệu Công Nghiệp
Các sản phẩm công nghiệp bao gồm dầu xả ủ, kem ủ tóc được thiết kế đặc biệt để cung cấp dưỡng chất chuyên sâu cho tóc. Thường chứa các thành phần như keratin, protein, dầu dừa, dầu argan giúp phục hồi tóc hư tổn, giúp tóc mềm mượt dễ chải hơn.
IV. Ủ Tóc Đúng Cách
Bước 1: Gội sạch đầu
Làm sạch tóc là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi thực hiện ủ tóc. Điều ta cần làm là gội sạch đầu với dầu gội và sau đó để cho tóc ráo nước, hoặc có thể dùng khăn bông lau nhẹ tóc nhưng vẫn giữ lại độ ẩm cần thiết cho tóc.
Bước 2: Bôi kem ủ
Khi thực hiện bước này, bạn cần lưu ý:
- Lấy một lượng kem ủ vừa đủ ra lòng bàn tay, sau đó xoa hai bàn tay lại với nhau.
- Bôi đều kem ủ lên tóc từ gốc đến ngọn.
- Khi bôi kem ủ, bạn có thể chia tóc thành các phần nhỏ để đảm bảo kem ủ được thấm đều vào từng phần tóc. Bạn cũng có thể dùng cọ chuyên dụng hoặc lược thưa (nếu có) để kem ủ được trải đều lên từng sợi tóc.
- Đối với các bạn nữ tóc dầu, nên hạn chế bôi kem ủ lên phần chân tóc hoặc da đầu vì chúng có thể làm da đầu bạn bị bóng dầu hơn.
- Sau khi bôi kem ủ đều lên tóc, bạn có thể dùng khăn bông để quấn quanh tóc để ủ tóc tốt hơn, giúp phát huy công dụng tối đa của sản phẩm.
Bước 3: Ủ tóc
Trong quá trình ủ tóc, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc ở mức nhiệt vừa phải để kích thích vào phần khăn ủ, khiến kem ủ bên trong nóng lên giúp tóc dễ dàng hấp thụ dưỡng chất.
Vậy nên ủ tóc trong bao lâu? Thời gian ủ tóc thích hợp là từ 15 – 20 phút. Không nên ủ quá lâu vì kem ủ có thể gây cảm giác nhờn và bóng cho tóc hoặc da đầu.
Bước 4: Xả sạch tóc
Sau khi ủ tóc xong, hãy xả sạch tóc với nước lạnh, đến khi thấy nước trong và các lớp kem ủ không còn nữa là được.
Lưu ý: Không dùng nước ấm để xả tóc vì lúc này tóc còn yếu nên sẽ không thích hợp.
Bước 5: Làm khô tóc
Sau khi đã xả sạch tóc, bạn dùng khăn bông để lau và để tóc khô tự nhiên. Nếu có nhu cầu dùng máy sấy tóc thì nên sấy ở chế độ sấy mát và công suất nhẹ để tránh gây tổn thương cho tóc.
IV. Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Ủ Tóc
1. Tần Suất Ủ Tóc
Không nên ủ tóc quá nhiều dễ làm tóc bị rụng nhiều hơn, nhanh bám bẩn hơn nên đầu càng dễ bị bết dính. Mặt khác, thường xuyên ủ tóc bằng những sản phẩm công nghiệp còn khiến cho kem ủ có thêm cơ hội thấm vào da dầu, khi không được làm sạch kĩ càng sẽ dễ bị mọc mụn hoặc viêm nhiễm da đầu. Vì vậy bạn chỉ nên ủ tóc 1-2 lần mỗi tuần.
2. Độ Ẩm Thích Hợp
Trước khi bôi kem ủ nếu không thấm bớt nước trên tóc sẽ dễ làm cho tóc yếu và rụng nhiều hơn. Cách tốt nhất là sau khi gội đầu hãy dùng khăn bông khô mềm lau nhẹ để tóc chỉ còn ẩm khoảng 70% rồi mới bôi kem ủ lên tóc. Việc làm này sẽ làm cho kem ủ thấm tốt hơn vào trong từng sợi tóc.
3. Làm Sạch Tóc
Sau khi ủ tóc chỉ nên xả lại bằng nước sạch, không nên dùng thêm dầu xả vì khi đó tóc đang yếu và cần có thêm thời gian để hấp thu được hết các dưỡng chất có trong dầu ủ.
4. Sấy Tóc Đúng Cách
Muốn có được mái tóc khỏe và mềm thì sau khi đã hoàn tất các bước gội, ủ, xả bạn chỉ nên dùng khăn bông mềm lau tóc rồi để tóc khô tự nhiên, cố gắng hạn chế sấy tóc vì nếu lạm dụng máy sấy tóc rất dễ bị khô xơ, gãy hoặc chẻ ngọn. Nếu cần phải sấy, bạn nên chọn chế độ mát hoặc ở mức nhiệt thấp nhất.
5. Chọn Sản Phẩm Phù Hợp
Tùy vào loại tóc (khô, dầu, hư tổn…) mà lựa chọn sản phẩm ủ tóc phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh các sản phẩm chứa silicon hoặc paraben nếu da đầu bạn nhạy cảm.
Như vậy, ủ tóc không chỉ là một bước chăm sóc tóc bổ sung mà còn là chìa khóa để có được mái tóc khỏe đẹp. Bằng cách hiểu rõ về tầm quan trọng của việc ủ tóc, chọn đúng sản phẩm và thực hiện đúng cách, bạn có thể duy trì một mái tóc mềm mượt, bóng khỏe và tràn đầy sức sống. Hãy bắt đầu chăm sóc tóc từ hôm nay để cảm nhận sự khác biệt!